Ghép Xương Trong Implant: Phương Pháp Dành Cho Người Tiêu Xương Nặng

Trang chủ / Kiến thức Implant
Shape Image One
Shape Image One
 Shape Image Four
 Shape Image Four
 Shape Image Four
 Shape Image Four
 Shape Image Four
 Shape Image Four
Ghép Xương Trong Implant: Phương Pháp Dành Cho Người Tiêu Xương Nặng

Ghép xương là kỹ thuật hỗ trợ cho quá trình trồng răng Implant, để khắc phục tình trạng mất răng lâu năm và xương hàm bị tiêu quá nhiều, không đủ điều kiện để có thể giữ cho trụ Implant vững chắc.

Vì sao nên ghép xương hàm?

Mất răng càng lâu, lượng xương tiêu đi càng nhiều. Xương hàm bị tiêu giảm không chỉ làm cho khuôn mặt hóp lại, mà còn khiến cho các răng khác trong hàm cũng bị xiêu vẹo, gây lệch khớp cắn và ảnh hưởng lớn đến quá trình ăn nhai.

Ngoài ra, khi xương hàm bị tiêu quá nhiều sẽ không thể giữ được trụ Implant vững chắc. Trong trường hợp này, nếu không ghép xương mà cấy ghép Implant luôn, thì trụ răng sẽ rất dễ bị đào thải hoặc có tuổi thọ không cao, ăn nhai cũng không đạt hiệu quả tốt.

1. Ghép xương cấy Implant là gì?

Ghép xương cấy Implant là chỉ định của bác sĩ dành cho những ai muốn trồng răng Implant nhưng xương hàm không đủ điều kiện để có thể nâng đỡ trụ vững chắc.

Bác sĩ sẽ dùng xương nhân tạo để làm tăng thể tích và mật độ xương hàm. Sau đó tiến hành đặt trụ Implant, giúp phục hồi khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ như mong muốn.

ky-thuat-ghep-xuong-cay-implant
Kỹ thuật ghép xương cấy Implant

2. Ghép xương khi trồng Implant có tác dụng gì?

  • Giúp cho người bị mất răng lâu năm, xương hàm không đủ điều kiện có thể thực hiện trồng răng Implant. Từ đó chức năng ăn nhai và thẩm mỹ được khôi phục lại.
  • Ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm.
  • Giữ cho cấu trúc khuôn mặt không bị thay đổi.
  • Giúp tái tạo lại cấu trúc của xương hàm, bảo tồn các răng thật còn lại.
  • ghep-xuong-giup-ngan-chan-tinh-trang-tieu-xuong-ham
    Ghép xương giúp ngăn chặn tình trạng tiêu xương hàm

3. Đối tượng chống chỉ định ghép xương

  • Người đang mắc các bệnh lý răng miệng như: viêm nướu, viêm nha chu…
  • Người mắc các bệnh mãn tính như: tiểu đường, tim mạch, các bệnh về thần kinh không thể kiểm soát được hành vi của mình…
  • Phụ nữ đang trong quá trình mang thai.
  • Người nghiện rượu, bia, thuốc lá và không thể cai được.

Xem Thêm: Cấy Ghép Implant Có Nguy Hiểm Không

doi-tuong-chong-chi-dinh-ghep-xuong
Đối tượng chống chỉ định ghép xương

4. Ghép xương cấy Implant có đau không?

Khi thực hiện ghép xương hàm, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm tê vùng cần phẫu thuật, giúp bệnh nhân không cảm thấy đau nhức. Sau khi hết thuốc tê, tùy vào cơ địa của mỗi người mà sẽ có cảm giác ê đau ít hay nhiều.

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm, bởi sau khi ghép xương xong, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau và hướng dẫn cách chăm sóc tại nhà như: chườm đá, chườm nóng… giúp giảm thiểu cảm giác đau nhức.

Xem Thêm: Trồng Răng Implant Hoàn Toàn Không Đau

Tuy nhiên, quá trình ghép xương cấy Implant có đau không còn phụ thuộc khá nhiều vào tay nghề của bác sĩ thực hiện. Vì thế, để đảm bảo an toàn và giảm thiểu tình trạng đau đớn, khó chịu sau khi ghép xương, bệnh nhân nên lựa chọn những nha khoa chuyên sâu về cấy ghép Implant, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, cùng sự hỗ trợ của những trang thiết bị hiện đại.

5. Quy trình thực hiện ghép xương

Quy trình ghép xương cấy Implant được thực hiện gồm 4 bước:

  • Bước 1: Chụp CT, kiểm tra tình trạng sức khỏe

Bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe răng miệng tổng quát và chụp CT vùng răng hàm mặt cho bệnh nhân. Từ đó, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

  • Bước 2: Sát khuẩn và gây tê

Nhằm đảm bảo an toàn, không gây ra tình trạng nhiễm trùng vết mổ, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh sát khuẩn. Đồng thời gây tê cục bộ vùng cần ghép xương.

  • Bước 3: Tiến hành phẫu thuật ghép xương

Bác sĩ sẽ tiến hành mở vạt nướu để lộ vùng xương hàm cần ghép. Sau đó sẽ dùng mũi khoan để khoan và tạo khoảng trống trong xương hàm. Khoảng trống này sẽ được lấp đầy bằng bột xương nhân tạo. Cuối cùng, bác sĩ đặt màng che xương và cố định lại.

  • Bước 4: Khâu đóng vết mổ, hẹn tái khám

Sau khi đã cố định bột xương, bác sĩ sẽ tiến hành khâu đóng vết mổ và kết thúc quá trình ghép xương.

Nếu tình trạng sức khỏe của bệnh nhân sau khi ghép xương đã ổn định, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau và hướng dẫn cách chăm sóc vết thương tại nhà.

quy-trinh-ghep-xuong-cay-implant
Quy trình ghép xương cấy Implant

6. Chi phí ghép xương cấy Implant bao nhiêu?

Chi phí ghép xương cấy Implant tại mỗi nha khoa sẽ khác nhau, tùy vào loại xương, cũng như cách định giá.

Tại nha khoa I-DENT, phần chi phí ghép xương được niêm yết như sau:

Loại Implant
Giá Trọn Gói

Ghép xương nhỏ (1-2 răng)

6.000.000 VNĐ / Đơn vị

Ghép xương lớn ( >2 răng)

10.000.000 VNĐ / Đơn vị

                                                     Bảng giá ghép xương

ĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN TỪ BÁC SĨ

Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ ghép xương cấy Implant mà vẫn lo lắng về giá và thời gian cấy ghép xương mất bao lâu thì nên đến trực tiếp phòng khám của Nha Khoa I-DENT để được bác sĩ khám, chụp CT 3D và tư vấn miễn phí 100%.

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua số Hotline 094 1818 618 để được tư vấn thêm những thắc mắc của bạn.

Địa chỉ : CS1: 193A – 195 Hùng Vương, P.9, Quận 5

               CS2: 19V Nguyễn Hữu Cảnh, P.19, Quận Bình Thạnh

Trung Tâm Implant không chỉ mang đến cho bệnh nhân một hàm răng mới, đảm bảo chức năng ăn nhai tốt và tính thẩm mỹ cao. Chúng tôi hướng đến sức khỏe lâu dài và sự hài lòng tuyệt đối của từng bệnh nhân, qua đó để góp phần tạo kiến tạo nên những nụ cười hạnh phúc trọn vẹn cho cộng đồng.”

Tiến sĩ- Bác sĩ Nguyễn Hiếu Tùng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *